Trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay, Digital Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến dịch Marketing của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Digital Marketing mang lại những cơ hội mới để tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu của họ, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cũng như gia tăng doanh số bán hàng. Vậy Digital Marketing là gì? Xu hướng Digital Marketing phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về các kiến thức liên quan tới ngành Digital Marketing thông qua bài viết này nhé!
Tổng quan kiến thức về Digital Marketing
Nội dung
- 1. Digital Marketing là gì?
- 1.1. Định nghĩa Digital Marketing
- 1.2. Sự phát triển của Digital Marketing
- 2. Lợi ích của Digital Marketing
- 2.1. Tăng cường nhận diện thương hiệu
- 2.2. Tối ưu hóa chi phí quảng cáo
- 2.3. Cá nhân hóa
- 3. Các yếu tố quan trọng trong Digital Marketing
- 3.1. Nghiên cứu từ khóa và SEO
- 3.2. Xây dựng nội dung
- 3.3. Quảng cáo
- 3.4. Email Marketing
- 3.5. Marketing Automation
- 4. Cách tăng hiệu quả cho chiến dịch Digital Marketing
- 4.1. Đặt mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch
- 4.2. Phân tích đối tượng mục tiêu
- 4.3. Lựa chọn kênh tiếp thị số phù hợp
- 4.4. Tạo nội dung chất lượng
- 4.5. Tối ưu hóa trang đích và trải nghiệm người dùng
- 4.6. Theo dõi và phân tích hiệu suất chiến dịch
- 4.7. Cập nhật và tối ưu hóa liên tục
- 5. Các xu hướng Digital Marketing hiện nay
- 5.1. SEO (Search Engine Optimization)
- 5.2. SEM (Search Engine Marketing)
- 5.3. Social Media Marketing
- 5.4. Email Marketing
- 5.5. Content Marketing
- 5.6. Influencer Marketing
- 5.7. Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising)
- 5.8. Chatbot
- Tổng kết
1. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là một khái niệm vô cùng quen thuộc trong ngành Marketing. Khi tìm hiểu về định nghĩa Digital Marketing, bạn đọc sẽ khá hoang mang giữa nhiều ý kiến cũng như các quan niệm khác nhau, điều này sẽ dẫn tới khả năng tiếp nhận thông tin chính xác trở nên khó khăn. Dưới đây là một vài định nghĩa về Digital Marketing của các chuyên gia hàng đầu và các học giả nổi tiếng trong lĩnh vực này mà bạn có thể tham khảo:
1.1. Định nghĩa Digital Marketing
Theo “ông tổ” của ngành Marketing – Philips Kotler quan niệm: “Digital Marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.
Theo Joel Reedy, Shauna Schullo và Kenneth Zimmerman định nghĩa: “Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua mạng internet và các phương tiện điện tử.”
Theo như Judy Strauss & Raymond Frost chia sẻ trong cuốn sách E-Marketing: “Marketing điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin cho các hoạt động marketing và cũng là quá trình tạo lập, giao tiếp, truyền tải, thay đổi các giá trị cho khách hàng, người tiêu dùng, đối tác và cả xã hội.”
Dù với bất kỳ khái niệm nào thì nhìn chung Digital Marketing là tất cả các hoạt động thuộc ngành Marketing thông qua các kênh và phương tiện kỹ thuật số như trang web, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email, video và các nền tảng trực tuyến khác. Mục tiêu của Digital Marketing là giúp doanh nghiệp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, gia tăng sự tương tác với khách hàng và tối ưu hóa chi phí quảng cáo.
1.2. Sự phát triển của Digital Marketing
Digital Marketing ngày càng trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh chóng và không thể thiếu trong chiến lược Marketing của nhiều doanh nghiệp. Theo số liệu trong báo cáo do Adsota cung cấp, tổng chi tiêu cho tiếp thị trực tuyến trên các nền tảng internet là hơn 240 triệu USD trong hai năm 2018 và 2019. Chi tiêu cho tiếp thị số trên thế giới trong năm 2022 theo báo cáo từ eMarketer đạt 571.16 tỷ USD với mức tăng trưởng 16.2%.
Chi tiêu cho Digital Marketing tại Việt Nam vào khoảng 2.5 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng 19%. Theo dự đoán của VECOM, tiếp thị số ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 25% đến 30% mỗi năm. Tuy phải đối mặt với đại dịch Covid, các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành Digital Marketing tại Việt Nam vẫn có mức tăng 2 con số. Thậm chí đến 2025, tốc độ tăng trưởng vẫn có thể duy trì ở mức trên 20%.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng trực tuyến, cùng thói quen mua sắm online của người tiêu dùng, các doanh nghiệp ngày càng tích cực tham gia vào việc tiếp thị số trên mọi nền tảng. Đồng thời, xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Big Data trong quá trình Marketing sẽ ngày càng được nhận rộng, phổ biến hơn, điều này giúp doanh nghiệp thu hút và tiếp cận gần hơn với khách hàng tiềm năng cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2. Lợi ích của Digital Marketing
Digital Marketing mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của Digital Marketing:
2.1. Tăng cường nhận diện thương hiệu
Tiếp thị số cho phép doanh nghiệp xây dựng và và quảng bá thương hiệu của mình trên internet. Khách hàng tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu có thể xuất hiện ở mọi nơi ở khắp các tỉnh thành hay quốc gia khác nhau. Việc áp dụng các kênh tiếp thị trực tuyến như website, mạng xã hội, email sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng mục tiêu cũng như tạo dựng được hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ.
Digital Marketing giúp tăng cường nhận diện thương hiệu
2.2. Tối ưu hóa chi phí quảng cáo
Chi phí thực hiện chiến dịch Digital Marketing thấp hơn so với hình thức Marketing truyền thống. Thông qua các công cụ tiếp thị kỹ thuật số, các chiến dịch Marketing có thể định tuyến được chính xác đối tượng và khu vực địa lý. Điều này giúp đảm bảo chi phí bỏ ra quảng bá được sử dụng một cách hiệu quả và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng nhất.
2.3. Cá nhân hóa
Khác với Marketing truyền thống, Digital Marketing giúp sản phẩm hay dịch vụ được cá nhân hóa, không bị trùng lặp với các sản phẩm/ dịch vụ khác trên thị trường. Hầu hết các thiết bị điện tử Digital Device cho khả năng lưu trữ và ghi nhớ thông tin đó có thể là kết quả thu về từ các chiến dịch quảng cáo hay từ các cuộc thăm dò ý kiến,… Nhờ những số liệu này, doanh nghiệp có thể đưa ra được chân dung khách hàng, hành vi, sở thích của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ cũng như xác định mối quan tâm của họ chính xác hơn.
Digital Marketing giúp sản phẩm/ dịch vụ được cá nhân hóa
3. Các yếu tố quan trọng trong Digital Marketing
3.1. Nghiên cứu từ khóa và SEO
Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng giúp tối ưu hóa các chiến dịch Digital Marketing. Tìm hiểu và lựa chọn từ khóa phù hợp và có liên quan sẽ giúp thương hiệu xác định rõ hơn mục đích tiếp thị và tối ưu hóa website nhằm đạt kết quả tốt nhất trên công cụ tìm kiếm cũng như có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một phần không thể thiếu trong chiến lược Digital Marketing. Việc tối ưu SEO giúp website của doanh nghiệp, thương hiệu xuất hiện ở những vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm đồng thời tạo sự tin tưởng và khả năng nhận diện của thương hiệu được nhân rộng. Bên cạnh việc cải thiện hiệu suất và tỷ lệ chuyển đổi SEO còn giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, tạo ra môi trường tương tác hết sức tích cực và lành mạnh.
3.2. Xây dựng nội dung
Trong ngành Digital Marketing, nội dung được xem là trụ cột giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như ảnh hưởng đến hiệu suất của chiến dịch Marketing. Việc sản xuất nội dung hấp dẫn, có giá trị sẽ thu hút sự quan tâm và giữ chân của khách hàng, góp phần cải thiện vị trí của website sản phẩm hay dịch vụ trên công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, nội dung chất lượng còn giúp doanh nghiệp hay thương hiệu xây dựng một mối quan hệ khăng khít và lâu dài với khách hàng.
Nội dung là yếu tố không thể thiếu của chiến dịch tiếp thị số
3.3. Quảng cáo
Quảng cáo là một phần không thể thiếu trong chiến lược Digital Marketing. Bằng việc ứng dụng các công cụ quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số như Google Ads, Facebook Ads,… mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả. Đồng thời quảng cáo góp phần đẩy mạnh sự nhận diện thương hiệu với khách hàng cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
3.4. Email Marketing
Trong Digital Marketing, Email Marketing là một công cụ mạnh mẽ giúp thương hiệu tiếp cận và gia tăng khả năng tương tác với khách hàng. Bằng việc cá nhân hóa danh sách khách hàng cùng gửi những email chất lượng và có giá trị, thương hiệu có thể tạo dựng được mối quan hệ bền chặt với khách hàng, duy trì sự trung thành. Đồng thời, việc sử dụng email để marketing giúp thương hiệu tăng tỷ lệ chuyển đổi, góp phần tăng cường doanh số bán hàng.
Email Marketing giúp chiến dịch tiếp thị số đến gần hơn với khách hàng
3.5. Marketing Automation
Marketing Automation cho phép doanh nghiệp tự động hóa các quy trình trong các hoạt động Marketing và tương tác với khách hàng. Nhờ có tự động hóa doanh nghiệp hoặc thương hiệu dễ dàng hơn trong việc quản lý và điều phối cách chiến dịch Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng. Việc ứng dụng Marketing Automation giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu quả trong việc tương tác với khách hàng.
4. Cách tăng hiệu quả cho chiến dịch Digital Marketing
Để có một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý tới một số vấn đề quan trọng sau:
4.1. Đặt mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch
Đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể và KPI cho chiến dịch Digital Marketing là vô cùng quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc theo dõi và đưa ra sự điều chỉnh phù hợp cho chiến dịch. Mục tiêu của chiến dịch cần đảm bảo các yếu tố cụ thể, chi tiết, đo lường được và có thời hạn để đảm bảo sự hiệu quả, đạt kết quả mong muốn trong chiến dịch Digital Marketing.
4.2. Phân tích đối tượng mục tiêu
Hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng chiến dịch Digital Marketing hiệu quả. Đó có thể là phân tích độ tuổi, giới tích, vị trí địa lý, nghiên cứu thói quen hay sở thích, mối quan tâm của khách hàng để từ đó doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh rõ ràng về khách hàng tiềm năng của mình và đưa ra được phương hướng xây dựng chiến dịch phù hợp. Đồng thời, việc phân tích đối tượng mục tiêu giúp doanh nghiệp/ thương hiệu đưa ra nội dung, thông điệp và hình thức quảng cáo phù hợp với từng tệp người dùng.
Phân tích đối tượng mục tiêu không thể thiếu khi xây dựng chiến dịch Digital Marketing
4.3. Lựa chọn kênh tiếp thị số phù hợp
Trong ngành Digital Marketing hiện nay, các kênh tiếp thị ngày càng nhiều tuy vậy mỗi một kênh lại có những tiêu chuẩn và phù hợp cho từng sản phẩm/ dịch vụ khác nhau. Chính vì vậy, doanh nghiệp không chỉ hiểu rõ về đối tượng mục tiêu của mình mà còn cần nắm chắc và hiểu rõ cách hoạt động của từng kênh để có thể chọn lựa được một kênh tiếp thị phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ và khách hàng của mình. Lựa chọn kênh phù hợp ngoài việc giúp doanh nghiệp/ thương hiệu tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu mà còn giúp tối ưu hóa nguồn lực và ngân sách cho chiến dịch.
4.4. Tạo nội dung chất lượng
Trong ngành Digital Marketing nói riêng và ngành Marketing nói chung, nội dung được xem là “vua” giúp doanh nghiệp/ thương hiệu thu hút và giữ chân khách hàng. Nội dung chất lượng không chỉ giúp khách hàng ấn tượng với sản phẩm/ dịch vụ của mình mà đó còn là việc xây dựng lòng tin, tạo sự tương tác tích cực về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp/ thương hiệu.
Nội dung không nhất thiết là bài viết mà có thể là hình ảnh, video, bài PR, quảng cáo và nhiều hình thức khác. Để tạo được nội dung chất lượng, doanh nghiệp hay thương hiệu cần hiểu rõ về đối tượng mục tiêu của mình và cung cấp những thông tin có giá trị, hữu ích cho khách hàng. Nhìn chung, việc tạo nội dung chất lượng là yếu tố quan trọng, góp phần giúp chiến dịch Digital Marketing đạt hiệu quả.
Nội dung chất lượng giúp chiến dịch tiếp thị số đạt hiệu quả
4.5. Tối ưu hóa trang đích và trải nghiệm người dùng
Trang đích hay còn gọi là Landing Page, đây là nơi mà người dùng sẽ tiếp xúc trực tiếp với chiến dịch của doanh nghiệp và là nơi quyết định cuối cùng cho việc chuyển đổi. Việc cải thiện tốc độ tải trang, tối ưu hóa về giao diện với các thiết bị khác nhau, đảm bảo trải nghiệm liền mạnh cho người dùng kết hợp với nội dung hấp dẫn, giá trị sẽ giúp tăng cường tương tác và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vì vậy, tối ưu hóa trang đích và trải nghiệm người dùng là một phần quan trọng của chiến lược Digital Marketing.
4.6. Theo dõi và phân tích hiệu suất chiến dịch
Việc theo dõi và phân tích hiệu suất chiến dịch Digital Marketing là bước quan trọng, đảm bảo doanh nghiệp, thương hiệu đi đúng hướng và đưa ra các điều chỉnh cần thiết, kịp thời. Phân tích dữ liệu giúp các nhà quản lý, tiếp thị hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu tương tác với chiến dịch. Nhờ đó, các nhà tiếp thị, quản lý doanh nghiệp/ thương hiệu nắm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm/ dịch vụ của mình. Từ đó, các Marketer sẽ đưa ra hướng tiếp thị tối ưu và mang lại hiệu suất tối ưu nhất
Theo dõi và phân tích hiệu suất giúp doanh nghiệp có những điều hướng phù hợp với chiến dịch Digital Marketing
4.7. Cập nhật và tối ưu hóa liên tục
Môi trường Digital Marketing luôn có sự thay đổi và phát triển, vì vậy, việc cập nhật và tối ưu hóa liên tục là yếu tố không thể thiếu trong việc gia tăng hiệu quả của chiến dịch tiếp thị số. Thông qua dữ liệu, kết quả phân tích, nghiên cứu doanh nghiệp hoặc thương hiệu sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết và phù hợp cho chiến dịch. Cập nhật và tối ưu bao gồm các việc như thay đổi nội dung, hình ảnh, tối ưu từ khóa, điều chỉnh ngân sách thậm chí là chỉnh sửa, thay đổi kế hoạch chiến lược dựa trên các thay đổi trên thị trường và hành vi, sở thích của khách hàng.
5. Các xu hướng Digital Marketing hiện nay
5.1. SEO (Search Engine Optimization)
SEO là một phần không thể thiếu trong chiến lược Digital Marketing. Tuy nhiên, Google ngày càng thay đổi và nâng cao thuật toán tìm kiếm, tập trung hơn vào trải nghiệm người dùng và nội dung chất lượng. Chính vì vậy, các chuyên gia SEO cần liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức để tối ưu hóa trải nghiệm trang web, tạo nội dung chất lượng và tìm kiếm từ khóa sát với dữ liệu thực tế người dùng.
SEO là một phần không thể thiếu trong Digital Marketing
5.2. SEM (Search Engine Marketing)
SEM là việc sử dụng quảng cáo trên công cụ tìm kiếm để tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, Facebook Ads hay TikTok Ads cần được thiết kế tối ưu và phù hợp với các tiêu chuẩn tìm kiếm mới cũng như tận dụng được cơ hội quảng cáo được cung cấp bởi các nền tảng. Đồng thời, với sự phát triển của quảng cáo tìm kiếm, khả năng tương tác với khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ cũng ngày càng được tăng cao.
5.3. Social Media Marketing
Trong lĩnh vực Digital Marketing, Social Media Marketing là một trong những kênh quan trọng để khách hàng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như xây dựng và phát triển thương hiệu. Sự gia tăng ngày càng nhiều nền tảng mạng xã hội đang tạo ra nhiều môi trường tương tác, kinh doanh khác nhau và mỗi một nền tảng đều có tệp người dùng riêng biệt. Vì vậy, doanh nghiệp hoặc thương hiệu cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng các kênh đó trước khi sử dụng để quảng bá cho sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Social Media Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu
5.4. Email Marketing
Email Marketing là phương pháp tiếp thị kỹ thuật số mạnh mẽ, luôn hiện hữu trong lĩnh vực Digital Marketing. Đây là cách hiệu quả để doanh nghiệp hay thương hiệu gia tăng tương tác với khách hàng và duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên để thành công ở phương pháp này, các Marketer cần tạo nội dung có giá trị và mang tính cá nhân hóa. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tốc độ tải trang và tính linh hoạt về giao diện để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho đối tượng mục tiêu của mình.
5.5. Content Marketing
Trong ngành Digital Marketing, Content Marketing là một phần quan trọng giúp doanh nghiệp truyền tải được thông điệp, giá trị cho khách hàng và xây dựng uy tín thương hiệu. Content Marketing ngoài là dạng nội dung chữ truyền thống thì các dạng nội dung dưới dạng Podcast, Video, Infographics,… ngày càng được ưa chuộng. Nội dung không chỉ ấn tượng, thu hút mà còn phải mang tới giá trị hay giải pháp cho khách hàng mục tiêu. Nhờ vậy, doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ gia tăng tương tác và tạo dựng được lòng tin của khách hàng.
5.6. Influencer Marketing
Sử dụng người có sức ảnh hưởng trên các nền tảng để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là hình thức xu hướng trong ngành Digital Marketing hiện nay. Việc hợp tác với các Influencer giúp doanh nghiệp đến gần hơn với đối tượng khách hàng tiềm năng. Tuy vậy, không phải người có sức ảnh hưởng nào cũng có tệp khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến. Vậy nên, các doanh nghiệp hoặc thương hiệu cần cân nhắc thật kỹ để có thể chọn ra được một Influencer phù hợp với giá trị thương hiệu và mang tới kết quả tối ưu nhất.
Tiếp thị người ảnh hưởng là xu hướng trong ngành Digital Marketing hiện nay
5.7. Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising)
Quảng cáo trực tuyến vẫn là một phần quan trọng của Digital Marketing. Tuy nhiên, quá trình kiểm duyệt quảng cáo ngày càng được nâng cao, điều này đồng nghĩa với việc chạy quảng cáo ngày càng khó khăn. Nắm bắt được điều này, nhiều dạng quảng cáo mới như quảng cáo video, quảng cáo tìm kiếm hình ảnh,… ra đời. Các dạng quảng cáo này đem lại khả năng tương tác cao hơn với khách hàng và tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
5.8. Chatbot
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, kết hợp công nghệ AI vào chiến dịch Digital Marketing sẽ giúp tiết kiệm công sức, thời gian đồng thời mang tới trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho khách hàng. Chatbot là một trong những công nghệ phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi thực hiện chiến dịch Digital Marketing.
Với Chatbot, khách hàng có thể nhận được câu hỏi trả lời 24/7, ghi nhớ toàn bộ lịch sử mua hàng, thái độ luôn chuyên nghiệp. Trợ lý ảo này đáp ứng mọi yêu cầu, mong đợi của khách hàng và giúp doanh nghiệp tiết kiệm được công sức, thời gian khi lặp đi lặp lại một nhiệm vụ, một câu hỏi.
Chatbot được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Digital Marketing
Tổng kết
Digital Marketing đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực không thể thiếu trong ngành Marketing hiện đại. Với những xu hướng cùng các cơ hội đang ngày càng mở rộng, doanh nghiệp cần không ngừng cải thiện và đưa ra những điều chỉnh chiến lược phù hợp để tối ưu hiệu quả và tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, bạn đọc đã có cái nhìn chi tiết về lĩnh vực Digital Marketing. Hãy bắt đầu học và áp dụng Digital Marketing ngay hôm nay để xây dựng và phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng và tăng trưởng kinh doanh.